Những trường hợp sử dụng doping thường bị phát hiện trong các môn thể thao điền kinh, đua xe, đặc biệt là những giải thi đấu thể thao lớn. Vậy doping là gì? Kiểm tra doping là gì? Hãy cùng giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
I. Doping là gì?
Doping được hiểu là hành vi sử dụng chất cấm, chất kích thích để gian lận thành tích khi thi đấu thể thao, làm ảnh hưởng đến thể chất, đạo đức của vận động viên. Điều này có nghĩa là khi sử dụng chất kích thích, quá trình lưu thông máu sẽ diễn ra nhanh hơn, khiến thể lực của vận động viên tăng và hoạt động không mệt mỏi.
Vì thế, việc sử dụng doping là hành vi phi đạo đức, do đó mà các tổ chức thể thao quốc tế đều cấm sử dụng doping khi thi đấu. Để hiểu chính xác việc kiểm tra doping là gì, bạn phải biết được những dạng biểu hiện doping dưới đây:
- Doping máu: sử dụng chất cấm nhằm tăng cường khả năng vận chuyển oxy qua hồng cầu.
- Doping cơ: sử dụng chất cấm giúp tăng cường sức mạnh của cơ do sản sinh hormone androgen từ steroid đồng hóa.
- Doping thần kinh: giúp ngăn chặn điều khiển và sự phản hồi của cơ bắp đến hệ thần kinh, kích thích sự hoạt động của cơ thể từ việc dùng những chất kích thích thần kinh.
- Doping bằng các phương pháp tập luyện bị cấm: vận động viên sử dụng những phương pháp tập luyện bị cầm nhằm thay đổi thành tích của mình.
II. Kiểm tra doping là gì?
Hiện nay việc kiểm tra doping trong các giải đấu lớn là điều bắt buộc đối với các vận động viên. Vì thế, nếu thường xuyên theo dõi tường thuật trực tiếp bóng đá, bạn sẽ thấy các vận động viên sau khi thi đấu sẽ được đưa đi kiểm tra doping. Vậy kiểm tra doping là gì?
Kiểm tra doping thường được thực hiện bằng 2 phương pháp là lấy máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm. Tuy nhiên, kiểm tra doping bằng nước tiểu vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.
Trước tiên, ban tổ chức sẽ gửi giấy yêu cầu kiểm tra doping cho vận động viên. Sau đó vận động viên sẽ ký xác nhận.
Tiếp đến, vận động viên sẽ được đưa đến phòng kín và chỉ được cung cấp nước uống nhưng không được đi tiểu. Trong quá trình này, nhân viên sẽ theo dõi sát sao vận động viên đó.
Sau đó, vận động viên sẽ khai báo có sử dụng loại thuốc nào trong vòng 3 ngày hay không và được tiến hành lấy mẫu nước tiểu. Để đảm bảo sự minh bạch, quá trình này sẽ được thực hiện với sự chứng kiến của nhân viên kiểm tra cùng giới.
Sau đó mẫu nước tiểu của vận động viên đó được đưa đi xét nghiệm.
Nếu phát hiện sử dụng doping, vận động viên đó sẽ bị xử lý theo quy định chung.
III. Lý do doping bị cấm trong thể thao
Như đã chia sẻ khi giải thích kiểm tra doping là gì, việc sử dụng doping làm tăng khả năng hoạt động tức thời cho vận động viên, gian lận kết quả thi đấu cũng như gây hại đến sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến ý nghĩa của thể thao nên đây là hành vi cấm.
Việc cấm sử dụng doping trong thể thao có ý nghĩa như:
- Bảo vệ sức khỏe cho các vận động viên: những chất cấm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về não, nội tạng và những bệnh lý khác, đặc biệt là giảm tuổi thọ. Vậy nên, đây là một trong những lý do khiến doping bị cấm trong các hoạt động thể thao.
- Tạo sự công bằng trong thi đấu: doping là chất kích thích làm trăng khả năng chịu đựng của các nhóm cơ của vận động viên mà không phải do quá trình tập luyện hoặc khả năng. Do đó, doping là hành vi gian lận, cạnh tranh không lành mạnh.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong thể thao: mục đích cuối cùng thể thao là nâng cao sức khỏe và mang lại ý nghĩa về văn hóa, giáo dục. Bởi vậy, sử dụng doping đã xóa bỏ mọi nỗ lực tập luyện của người tham gia thi đấu thể thao.
IV. Những loại thuốc bị cấm trong thi đấu thể thao
Bên cạnh doping còn có những chất khác bị cấm trong thể thao. Có thể kể đến như:
1. Thuốc kích thích
Các loại thuốc kích thích cũng bị cấm trong thi đấu thể thao vì nhiều lý do. Bên cạnh việc tăng tính chiến đấu, thuốc kích thích còn tăng cảm giác gây hấn.
Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc kích thích có thể gây rối loạn về sinh lý, khiến vận động viên suy giảm khả năng phán đoán và dễ dẫn đến chấn thương.
Không những vậy, thuốc kích thích còn khiến vận động viên đối mặt với nguy cơ chảy máu não, ngừng tim, thậm chí là tử vong.
2. Chất gây nghiện
Các chất gây nghiện thường khiến vận động viên không nhận biết được tình trạng nguy hiểm xảy đến với mình. Do đó, làm tăng khả năng chịu đau của vận động viên.
Chất gây nghiện phổ biến nhất là morphin. Bên cạnh khả năng giảm đau giả tạo thì chất gây nghiện này còn có thể gây suy hô hấp.
3. Thuốc lợi tiểu
Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể giảm bớt sức nặng cơ thể hoặc thải nhanh nồng độ thuốc qua đường nước tiểu với mục đích giảm nguy cơ bị phát hiện khi kiểm tra doping.
Ngoài ra, việc giảm sút cân nặng giả tạo bằng thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
4. Chất chẹn beta
Chất chẹn beta được dùng để hạ huyết áp, giảm loạn nhịp tim. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những chất bị cấm khi thi đấu vì có thể làm giảm lượng máu đến các cơ, làn đọng lại những biến dưỡng không tốt.
V. Hình thức xử phạt khi vận động viên dùng doping
Sau khi biết được kiểm tra doping là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hình thức xử phạt vận động viên sử dụng chất chấm này trong thi đấu.
Theo đó, khi có kết quả kiểm tra doping, tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà việc xử phạt sẽ khác nhau. Các hình thức xử phạt được quy định như sau:
- Truất quyền thi đấu của vận động viên.
- Cấm thi đấu.
- Hủy bỏ thành tích đã đạt được.
- Phạt tiền
- Những hình thức khác theo quy định của Bột luật Phòng chống doping thế giới.
- Vận động viên, liên đoàn thể thao bị xử phạt có quyền khiếu nại về việc xử phạt của ban tổ chức.
VI. Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểm tra doping là gì, cũng như lý do tại sao chất này lại bị cấm trong thể thao. Hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi qua những bài viết tiếp theo nhé.